TRƯỜNG MẦM NON AN LONG TỔ CHÚC ĐÊM VUI HỘI TRĂNG RẰM

Trung thu là tết thiếu nhi, là thời điểm mà ánh trăng sáng tỏ nhất trong năm, tượng trưng cho sự hòa bình, hạnh phúc và sự viên mãn trong cuộc sống. Những chiếc đèn lồng rực rỡ, những chiếc bánh Trung thu ngọt ngào và những trò chơi dân gian thú vị đều góp phần tạo nên một không khí lễ hội vui tươi và ấm áp.

bf3b8ca6c6a860f639b98

Hòa chung không khí vui tươi và rộn ràng của trẻ em trên khắp mọi miền đất nước chiều ngày 17 tháng 9 năm 2024 Trường Mầm non An Long tổ chức “Vui hội trăng rằm” cho các bé với sự tham dự của Lãnh đạo địa phương, ban đại diện cha mẹ trẻ, quý cô và quý cha mẹ trẻ cùng tất cả các cháu của Trường Mầm non An Long.

99453add70d3d68d8fc29

          Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Bức thư được viết với tất cả tình cảm thân thương và ấm áp nhất mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Trong thư Bác đã viết:

“Bác rất mong muốn mỗi Trung thu các cháu lại có được một cái tết vui vẻ hơn, đầy đủ hơn, ý nghĩa hơn cả về vật chất và tinh thần bởi sự chăm lo của gia đình, nhà trường, xã hội cho các cháu.

Bác mong các cháu luôn ngoan ngoãn, mạnh khỏe, học giỏi, siêng năng, sống tình nghĩa, hoài bão; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; luôn là trò giỏi, con ngoan; phấn đấu để trở thành niềm tự hào của gia đình, dòng họ và dân tộc”.

Đêm Trung thu năm nay được sự nhất trí và ủng hộ của Đảng uỷ, các cấp chính quyền, của hội cha mẹ trẻ kết hợp với  Trường mầm non An Long tổ chức Tết trung thu với chủ đề “Vui hội trăng rằm” cho các bé Trường mầm non An Long với biết bao điều lý thú và bổ ích.

938a41190b17ad49f40610

Phần trình diễn của các bé lớp Lá 2 Trường mầm non An Long

5bfb3c777679d027896811 - Copy

Phần trình diễn của các bé lớp Lá 3 Trường mầm non An Long

74a6d12d9b233d7d643212

Phần trình diễn của các bé lớp Lá 1 Trường Mầm non An Long

Tết Trung Thu được mong chờ bởi nó có nhiều hoạt động vô cùng hấp dẫn. Nếu như trước tết Nguyên Đán người ta gói bánh, luộc bánh chưng, bánh giày…thì Tết Trung Thu lại có bánh trung thu, lồng đèn…

Trung thu không chỉ là dịp để chúng ta tận hưởng những chiếc bánh trung thu ngọt ngào, mà còn là thời điểm để chúng ta gắn bó hơn với nhau, để cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc vui tươi và ý nghĩa. Đây là thời điểm của yêu thương và sự sẻ chia, khi mà mọi nỗi lo âu, căng thẳng trong cuộc sống đều được tạm gác lại, nhường chỗ cho tiếng cười trong trẻo và ánh mắt hạnh phúc của các em.

Vào mỗi dịp ngày rằm tháng 8 người người nhà nhà đều mua bánh trung thu để cúng ông bà tổ tiên sau đó rồi cùng gia đình nhâm nhi thưởng thức. Bánh trung thu có vị ngọt bùi kết hợp cùng với vị trà đắng tạo nên hương vị thanh mát ngày tết đoàn viên.

Bánh trung thu có hình vuông là tượng trưng cho mặt đất, thể hiện sự vững chắc. Bánh trung thu hình tròn thể hiện sự tròn đầy, viên mãn, khi ăn bánh trung thu cũng là cách cầu mong sự bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Trong không khí ấm áp của đêm Trung thu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh của chị Hằng Nga và chú Cuội, những nhân vật gắn liền với câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến lại khiến lòng chúng ta trào dâng bao cảm xúc, kỷ niệm. Những câu chuyện ấy không chỉ mang đến cho các em những giấc mơ đẹp, mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc – về tình yêu, về sự sẻ chia và về lòng nhân ái.

cfe7ff60b56e13304a7f13

3f8404074e09e857b11814

Tết Trung Thu có rất nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là ngày đoàn viên, hội ngộ, ngày mà mỗi người được quay quần sum vầy bên nhau bên mâm ngũ quả, thưởng thức những chiếc bánh trung thu; ngày trẻ em được cùng nhau nô đùa thỏa thích được ăn bánh kẹo, được nhận nhiều đồ chơi mà còn là một nét không

thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt.

Người viết

                                      Lê Thị Huỳnh Như